Thưa bác sỹ! Em hiện đang có bầu, nhưng phát hiện thấy răng có nhiều cao răng quá không biết là giờ lấy cao răng có ảnh hưởng đến thai nhi không vậy bác sỹ? Sức khỏe của em khá tốt, bé phát triển bình thường. Trước khi mang thai em cũng có lấy cao răng định kỳ nhưng giờ đang có bầu nên em hơi băn khoăn. Bác sỹ tư vấn thêm giúp em với ạ! (Đỗ Ngọc Anh – Đà Nẵng).
TRẢ LỜI:
Thân chào bạn!
Rất cảm ơn bạn Ngọc Anh đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “ Lấy cao răng có ảnh hưởng đến thai nhi không ” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:
Lấy cao răng là chỉ định nha khoa thường thức nhất, phổ biến và áp dụng ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Nhưng riêng ở đối tượng là phụ nữ đang mang thai thì nên có sự cân nhắc, thận trọng vì bất cứ tác động nào dù nhỏ ở cơ thể người mẹ cũng ảnh hưởng đến thai nhi.
Lấy cao răng có ảnh hưởng đến thai nhi không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể
Vậy lấy cao răng có ảnh hưởng đến thai nhi không, tại sao?
Đặc trưng cơ bản của lấy cao răng là kỹ thuật này dùng tác dụng cụ hoặc thiết bị chuyên dụng để tách các mảng bám cao răng cứng ra khỏi bề mặt răng. Ngoài ra không có tác động nào khác tới răng hay nướu. Cho nên, nếu xét về bản chất kỹ thuật thì lấy cao răng là an toàn cho thai phụ.
Song trong thực tế, việc lấy cao răng không phải lúc nào cũng thuận lợi và vô hại với đối tượng đặc biệt này nên thắc mắc việc lấy cao răng có ảnh hưởng đến thai nhi là cần thiết. Bởi vì không loại trừ các tình huống sau đây có thể xảy ra:
⇒ Bà bầu đang bị viêm nướu hoặc có cơ địa nướu không khỏe mạnh.
Khi đó, nếu lấy cao răng, nguy cơ chảy máu răng là rất cao. Việc chảy máu răng có thể khiến cho vi khuẩn dội ngược vào trong các mạnh máu không tốt cho em bé.
⇒ Răng của bà bầu vốn đã bị mòn cổ răng.
Tình trạng này có thể khiến cho bạn bị kích thích mạnh và bất ngờ khi bác sỹ thực hiện tác mảng bám, bạn sẽ bị giật mình, ê buốt khó chịu không tốt cho thai nhi.
⇒ Không loại trừ trường hợp bạn sử dụng hình thức lấy cao răng không an toàn hoặc có nguy cơ cao như lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay. Lực bẩy nạy thủ công có thể gây tổn thương nướu và răng. Điều này ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
Trên đây là những vấn đề có thể gặp phải, tuy rằng không thể khẳng định chắc chắn lấy cao răng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không nhưng vẫn nên đề phòng và thận trọng. Nếu xảy ra các tình huống chảy máu, viêm nướu, đau răng khi lấy cao răng thì sẽ có ảnh hưởng nhất định đến em bé.
Do đó, để có quyết định chính xác hơn, bạn cần trải qua thăm khám cụ thể, bác sỹ
Nha KhoaKim sẽ xác định xem mức độ cao răng của bạn nhiều hay ít, có cao răng dưới nướu hay không, nướu răng có bị viêm không. Và đặc biệt là xem tuổi thai của bé là ở tuần thứ bao nhiêu.
Nếu qua thăm khám cho thấy thai nhi khỏe mạnh, đang ở tam cá nguyệt thứ 2 (tức là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6) và tình trạng răng – nướu không có gì bất thường thì có thể thực hiện lấy cao răng. Nhưng tốt nhất nên dùng cách lấy cao răng siêu âm để đảm bảo an toàn nhất cho cả hai mẹ con.
Hiệu quả lấy cao răng an toàn cho bà bầu tại Nha khoa KIM
* Lưu ý: Hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người
Nếu kết quả thăm khám cho thấy tình trạng răng và nướu không khỏe, có dấu hiệu bị bệnh lý và dễ kích ứng đồng thời bạn đang ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ thì không nên tiến hành lấy cao răng. Tốt hơn nên chờ sau khi sinh bé mới nên thực hiện thao tác này.
Nếu chưa thật sự yên tâm và cần được tư vấn thêm về việc lấy cao răng có ảnh hưởng đến thai nhi, bạn có thể gọi trực tiếp theo số Hotline 1900 6899 của Nha khoa KIM, các bác sỹ sẽ giải thích tỉ mỉ hơn cho bạn nhé!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét