Vật liệu trám răng đóng một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng của một ca hàn trám. Việc lựa chọn một loại vật liệu trám răng truyền thống nào sẽ phụ thuộc vào ưu điểm và hạn chế của từng chất liệu khi được cân nhắc sử dụng cho mỗi trường hợp khác nhau.
1. Vật liệu trám răng truyền thống amalgam
Amalgam là
vật liệu trám răng truyền thống được áp dụng tại hơn 150 nước trên toàn thế giới. Đây là hỗn hợp pha trộn giữa thủy ngân và các kim loại như bạc, thiếc đồng, sau khi trám có màu xám kim loại. Đây là loại vật liệu hàn được sử dụng lâu năm nhất, có giá thành rẻ, sức chịu lực tốt, thường được dùng trong các trường hợp răng bị vỡ, mẻ lớn và ở những nơi chịu áp lưc lớn như mặt nhai của răng hàm.
Amalgam-Vật liệu trám răng truyền thống nhất hiện nay
Miếng trám amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy, bệnh nhân không được nhai thức ăn ngay sau khi trám xong. Tuy nhiên, nhược điểm là kém thẩm mỹ do có màu xám bạc và những phụ nữ có thai không nên sử dụng trám amalgam để tránh dị ứng có thể xảy ra. Ngoài ra, răng sau khi trám thường bị nhạy cảm với nhiệt độ thực phẩm vì amalgam dẫn nhiệt tốt. Amalgam thường chỉ được sử dụng để hàn trám chính ở răng hàm không đòi hỏi yếu tố thẩm mỹ.
2. Vật liệu trám răng truyền thống xi măng Silicat
Xi măng Silicat tuy không phải là vật liệu trám răng truyền thống nhưng có ưu điểm nhẹ, rẻ, màu sắc gần giống răng thật, có tác dụng bám vào răng rất chắc nên ít trường hợp bị rơi ra sau khi hàn, có chứa Flo chống sâu răng nhưng khả năng chịu lực và chống mòn kém, do đó chỉ dùng để hàn cổ răng, nơi dễ phát sinh sâu răng và ít chịu tác động của ngoại lực có cường độ lớn. Thao tác trám với xi măng silicat cũng khá đơn giản mà có thể hoàn thành sau một lần hẹn, tuy nhiên độ bền của vật liệu này thường không cao do độ cứng kém hơn amalgam.
3. Vật liệu trám răng truyền thống composite
Composite là vật liệu trám răng thẩm mỹ mới nhất hiện nay có độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn khá cao. Ngoài ra composite còn có tính dẻo do đó bác sĩ dễ dàng có thể thao tác. Về màu sắc vật liệu composite có màu tự nhiên như ngà răng thật nên có thể dùng để trám ở ngay cả những vị trí như răng cửa. Tuy nhiên, composite đòi hỏi tay nghề bác sỹ chuẩn xác nếu không sẽ khiến vật liệu khó bền trên răng và không đúng tạo hình như mong muốn. Bên cạnh đó, vật liệu trám răng composite có thể bị bong tróc khi chịu tác động của lực nhai mạnh hay kích thích nóng lạnh đột ngột, do đó vật liệu này thường được trám ở những răng hàm trên, đặc biệt là răng cửa mà không phải là răng hàm đòi hỏi độ chịu lực cao.
4. Vật liệu trám sứ Inlay/Onlay
Ngoài 3 vật liệu chính được hàn trám nêu trên thì trám răng sứ Inlay/Onlay cũng là một kỹ thuật giúp phục hình cho răng một cách hiệu quả khi sử dụng công nghệ phục hình 3D chế tạo miếng chêm bằng chất liệu sứ nha khoa cao cấp đảm bảo phục hình nguyên vẹn như răng thật cùng độ bền chắc cao. Inlay/Onlay phù hợp với các trường hợp răng sứt mẻ lớn, đòi hỏi thẩm mỹ phức tạp nhiều hơn và thường được áp dụng chủ yếu cho răng hàm.
5. Tư vấn chọn vật liệu trám răng truyền thống chính xác và hiệu quả nhất
Mỗi vật liệu trám răng truyền thống đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn chất liệu nào để hàn trám còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và một công nghệ hàn trám hiện đại cũng tay nghề bác sĩ cao với
chi phí trám răng hợp lý sẽ giúp khắc phục được nhiều nhược điểm về mặt chất liệu.
Tại Kim Dentistry, khách hàng sẽ được khám và điều trị theo quy trình hiện đại với các phương pháp điều trị mới nhất, cho hiệu quả cao nhất và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Trám răng với công nghệ Laser Tech
Trám răng Laser Tech hiện là công nghệ tiên tiến nhất Hoa Kỳ, có thể hạn chế tối đa việc loại bỏ mô răng còn mạnh khỏe. Chất liệu trám thẩm mỹ đảm bảo tái tạo hình dạng cho răng một cách tự nhiên, không lộ, ăn nhai bình thường, không ảnh hưởng đến men răng. Khi đông cứng vật liệu bằng đèn Laser, chất trám có sức bền cao gần bằng ngà răng thật, không bị cong vênh trong thời gian dài.
Đặc biệt, Laser Tech cho phép trám răng chính xác với khả năng đông cứng vật liệu với nguyên vẹn kích cỡ và thể tích. Nhờ thế, các chân bám được hình thành cứng chắc và hoàn toàn không xuất hiện khoang rỗng hay khe thưa giữa bề mặt mô răng với miếng trám, giúp tránh được cảm giác ê buốt sau trám răng rất dễ gặp khi áp dụng kỹ thuật thông thường.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét