Lở miệng khiến bạn cảm thấy ăn uống bị đau đờn và khó khăn. Vậy nguyên nhân gây bệnh và cách phòng bệnh lở miệng như thế nào cho bạn hiệu quả cao nhât giúp bạn ăn uống thoải mái mà không phải lo lắng về bệnh lý này.
Cách phòng bệnh lở miệng là gì?
Theo đông y thường là do tính nóng gây nên. Do đó chỉ cần khắc phục vấn đề này là có thể tránh được bệnh lở miệng.
Thực chất lở miệng có khá nhiều nguyên nhân. Do phản ứng nhạy cảm của cơ thể đối với liên cầu khuẩn. Do các yếu tố thuận lợi cho nhiệt miệng là: vết trầy do đánh răng, stress, tình trạng dị ứng của cơ thể….
Từ nguyên nhân lở miệng ta có thể đưa ra một số cách phòng ngừa bệnh lở miệng:
_ Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung đủ vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
_ Cách phòng bệnh lở miệng mà các bác sĩ răng hàm mặt thường khuyên là uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress.
_ Để tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm cần ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước. Ăn nhiều trái cây, thực phẩm có vitamin C và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, mâm xôi, dâu tây… vừa làm đẹp da, có lợi cho sức khoẻ lại tăng tính mát cho cơ thể. Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ.
_ Bệnh lở miệng tuy gây đau đớn, khó chịu nhưng cách phòng ngừa không khó. Cách phòng bệnh lở miệng hữu hiệu là cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng. Cả khi vệ sinh răng và ăn uống. Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
_Với trẻ em, không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc. Hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng, tập cho bé thói quen súc miệng nước muối mỗi ngày .
Nếu bị nhiệt miệng nặng hoặc tái phát nhiều lần cần phải đi khám và điều trị dứt điểm. Tùy theo từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp. Thông thường điều trị nhiệt miệng nhanh chóng sẽ dùng đến thuốc kháng viêm. Để tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là sẽ giảm hẳn triệu chứng viêm nhiễm. Nếu bệnh diễn biến nặng, bị nhiễm trùng như áp xe vùng miệng sâu, nhiễm khuẩn nặng cần phải đi khám bác sĩ ngay. Trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi cần đề phòng đến các bệnh nhiễm trùng khác.
Trên đây là những cách phòng bệnh lở miệng hữu hiệu. Bạn nên chú ý chăm sóc răng miệng để phòng tránh lở miệng cũng như các bệnh lý răng miệng khác.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét